Hướng dẫn bạn đọc cách lấy hơi khi hát để hát hay hơn

Để thể hiện một bài hát hay, ngoài việc hát đúng nhịp, phách và âm điệu của bài thì bạn cũng cần quan tâm đến việc lấy hơi. Vậy cách lấy hơi thế nào? Các bạn hãy tham khảo ngay hướng dẫn cách lấy hơi khi hát mà chúng tôi chỉ ra sau đây nhé!

Các trường hợp lấy hơi

Thường khi lấy hơi hát, người ta sẽ chia thành các trường hợp khác nhau. Dưới đây là những trường hợp cụ thể, các bạn cần nắm được để việc tập luyện lấy hơi hay thể hiện một bài hát hay hơn.

cách lấy hơi khi hát

Lấy hơi lớn: Đây là cách lấy hơn theo hướng thong dong và không vội vàng, thường được thực hiện ở những đoạn có dấu lặng được tính tương ứng như một phách ở nhịp độ vừa. Đoạn này hiểu như ở phần dấu chấm, như trong một bài văn mà chúng ta đọc cần nghỉ một chút.

Lấy hơi nhỏ: Đây là cách lấy hơn ngắn hơn, trong giới hạn của một nhịp phách cho đến ¼ nhịp phách và thường sẽ gặp ở phần cuối của tiết nhạc (chi nhạc). Phần này được hiểu như là ở đoạn có dấu phẩy, của một bài văn.

Lấy hơi trộm: Đây là cách bạn phải lấy hơi thật nhanh nhưng nhẹ nhàng và cảm giác như mình không lấy hơi vậy (yêu cầu của cách này là không được để người khác nhận ra mình lấy hơi). Cách này thường sẽ được áp dụng trong các câu nhạc dài, khi hát cần bổ sung hơi để đảm bảo được ý nghĩa lời ca hoặc việc ngắt nghỉ những câu hát phù hợp với ý nghĩa của lời ca. Trong đoạn bài hát được ký hiệu bằng dấu phẩy, còn trên bảng thanh nhạc là (V).

Cướp hơi: Đây là cách bạn phải lấy thật nhanh và cực mạnh mẽ, cách này sẽ xảy ra trong những đoạn nhạc hùng tránh – sôi nổi hay khi chuẩn bị vào trong đoạn cao trào của bài hát. Cách này là một kỹ xảo, trong nghệ thuật ca hát mà người tập hát phải chú ý trong quá trình rèn luyện lấy hơi của mình.

Những điểm cần lưu ý khi lấy hơi

Để việc lấy hơi không bị cụt hơi, không làm ảnh hưởng đến chất lượng phát âm lời bài hát thì các bạn cần ghi nhớ một số lưu ý cơ bản sau đây.

Lấy hơi theo nhịp độ: Lấy hơi theo nhịp độ, là cách các bạn dựa vào nhịp của bài hát. Theo đó, nếu như bài hát bạn thể hiện mà có nhịp điệu thong thả và chậm dãi thì bạn cũng lấy hơi thong thả. Nếu bài hát sôi nổi, thì bạn cần phải lấy nhanh và nhịp nhàng để có thể đáp ứng tốc độ bài hát.

nhung-hinh-anh-3d-dep-ve-tinh-yeu

Âm nhạc giuspn tình yêu kết nối

Theo sắc thái của bài hát: Tùy vào từng đoạn nhạc mà các bạn sẽ lấy hơi, nếu như là đoạn hát rời thì việc lấy hơi các bạn cần lấy cũng rời. Nghĩa là các bạn sẽ lấy hơi nhanh, rồi nén hơi đó lại chờ cho đến đoạn hát các âm thanh rời thì thả hơi.

Các cách lấy hơi khi hát thông thường

Để lấy hơi có khá nhiều cách, nhưng dưới đây là hai cách cơ bản được nhiều người áp dụng, luyện tập mỗi ngày và giúp cho giọng hát hay hơn. Các bạn nên “bỏ túi” để việc hát của mình tốt, lấy hơi hiệu quả hơn.

Lấy hơi bằng ngực

Với cách lấy hơi bằng ngực thì trạng thái cơ thể bạn thường là lưng chừng lúc này cả phần ngực với bụng của bạn sẽ phồng lên một cách nhẹ nhàng và điều đó giúp cho bạn cảm thấy vô cùng thoải mái. So với các cách lấy hơi khi hát, cách này đơn giản nhưng lại được nhiều người áp dụng nhất trong phần lớn thời gian hát của họ.

Ngoài ra, lấy hơi theo cách này có thể giúp cho cơ thể bạn bớt bị căng lên vì gánh nặng hơi thở và điều hòa hơi thở ở phần ngực bởi đã được chia sẻ xuống bớt vùng bụng. Vì thế, bạn nên áp dụng trong việc tập luyện lấy hơi và hát của mình mỗi ngày.

Cách lấy hơi phần bụng

Với cách lấy hơi phần bụng, khi mới tập và làm quen thì bạn sẽ có một cảm giác vô cùng khó chịu ở phần bụng. Vậy nhưng khi bạn đã thích nghi được sẽ không còn cảm thấy cảm giác khó chịu nữa. Học thanh nhạc, các bạn sẽ được hướng dẫn và yêu cầu lấy hơi bằng phần bụng liên tục. Trong đó, cách này cũng giúp cho chúng ta có được một hơi thở sâu, khi đẩy hơi lúc hát cũng được ổn định hơn.

Lý do cần lấy hơi khi hát

Thực tế có rất nhiều bạn không hiểu vì sao mình cần phải lấy hơi lúc hát, hay cảm thấy điều đó là không cần thiết nên bỏ qua việc lấy hơi. Thế nhưng, lấy hơi lại có một vai trò cực kỳ quan trọng và đây là những lý do cơ bản mà các bạn nên nắm được.

Đối với bản thân của người hát: Việc biết cách lấy hơi và bạn chủ động trong lấy hơi sẽ giúp bản thân có thể bắt nhịp được bài hát rất đúng nhịp. Ngoài ra, cách này còn có tác động giúp tiếng hát của bạn tròn trịa, đầy đặn và âm vực nâng cao hơn. Khi hát có rất nhiều bạn cảm thấy tự ti vì hơi của bản thân ngắn và giọng hát yếu. Nhưng các bạn đừng lo lắng quá, đó chỉ là một phần lý do vì bẩm sinh nhưng nếu bạn biết cách lấy hơi sẽ điều chỉnh được.

Đối với tập thể: Việc hát tập thể, lấy hơi lại càng cực kỳ quan trọng hơn nhé các bạn. Trong đó, khi tất cả các thành viên trong tập thể cùng nhau lấy hơi, sẽ giúp câu hát khi bắt đầu cất tiếng chính xác và đều đặn hơn. Vì thế, trước khi bắt đầu hát thì công việc đầu tiên mà các thành viên trong tập thể được yêu cầu làm là “luyện tập cách lấy hơi”.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về cách lấy hơi khi hát mà chúng tôi mong muốn bạn đọc nắm được, ghi nhớ để luyện tập mỗi ngày. Việc biết lấy hơi sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi thể hiện một bài hát, từ đó cũng giúp bạn thoải mái thể hiện khả năng ca hát của mình. Vì thế, đừng bỏ qua bài viết này nhé các bạn.

You may also like...