Cần đẩy mạnh hơn nữa tinh thần thể dục thể thao học đường

Sức khỏe trẻ em luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi bậc cha mẹ, ngày nay các em học sinh thường không có thời gian để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa vì phải hoàn thành một số lượng bài tập không ít ở nhà sau những giờ học ở trường. Cũng vì thế hệ thống giáo dục và nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao (TDTT) trong nhà trường nhiều hơn nữa.

Thể thao luôn đòi hỏi tính kiên nhẫn và ý chí đạt đến thành công cũng như sự cam kết và tính kỷ luật khi tham gia tập luyện.

Môn học thể dục thể thao học đường cho các em học sinh đến nay vẫn chỉ là môn học phụ, cũng chính bởi tâm lý môn phụ nên các em học với hình thức qua loa, không chú trọng. Nhiều chuyên gia tâm lý sức khỏe đánh giá sức khỏe của các em ngày nay giảm sút và dễ mắc phải những căn bệnh cơ bản nhưng cũng không có sức kháng lại.

Trước đây Bộ Giáo dục đào tạo có chương trình giáo dục thể chất, lo về việc rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên. Nhưng bây giờ, công việc đó nhiều trường học bị quên lãng với các vấn đề khác mà với vấn đề mang tính khẩn thiết này thì khá xem nhẹ.

Thiết nghĩ, công tác giáo dục thể chất (GDTC) cho học sinh, sinh viên trên địa bàn cần có sự phát triển chương trình đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từng bước đổi mới chương trình, phương pháp GDTC, gắn với giáo dục tri thức, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, từng bước nâng chất lượng GDTC ngày một nâng cao hơn.

Không chỉ là môn học nhiều lợi ích, nếu duy trì việc tập luyện đều đặn còn giúp các em không bị căng thẳng, mệt mỏi với việc học ở trường, tinh thần vui tươi hơn.

Bằng cách phối hợp với các trung tâm văn hóa - thể thao, trung tâm TDTT của các huyện, thị xã, thành phố hoặc các câu lạc bộ thể thao mở các lớp võ thuật, cầu lông, bóng bàn, đá cầu, bi sắt… tạo ra sân chơi ngoại khóa bổ ích, lành mạnh, để không những đáp ứng sở thích, mà còn là điều kiện tốt để rèn luyện sức khỏe phục vụ học tập cho các em học sinh. Đổi mới các bài kiểm tra, môn đánh giá toàn diện công tác giáo dục thể chất đối với từng cấp học và trình độ đào tạo… Bên cạnh đó là thành lập và tổ chức hoạt động câu lạc bộ thể dục, thể thao cho học sinh, sinh viên, động viên, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa.

Trước thực trạng chung này, TS Trần Hữu Anh, giảng viên Trường cao đẳng y dược TPHCM chia sẻ, cần có một sự thay đổi vượt bậc trong công tác quản lý và phát triển ngành TDTT cho học sinh, sinh viên. Ngoài mục đích thúc đẩy và phát triển phong trào rèn luyện thân thể trong học sinh như môn điền kinh, thì ngành giáo dục đào tạo cũng nên đưa thêm môn bơi lội vào các nội dung thi đấu. Bởi hiện nay, không ít học sinh không có kỹ năng tránh tai nạn đuối nước nên đưa môn học này vào để thực hành sẽ làm các em hứng thú hơn.

Quan trọng hơn cả là chính các giáo viên thể dục cũng cần phải tự nghiên cứu qua và có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với địa phương trường , cơ sở vật chất của trường lựa chọn môn học sao cho hợp lý để giáo dục thể chất có thể thực tiễn và trở thành môn học ưa thích của sinh viên, nâng cao được tinh thần học tập thực tế cho các em.

You may also like...