Đá phạt trực tiếp là gì? Luật đá phạt trực tiếp của FIFA

Bạn đang muốn tìm hiểu đá phạt trực tiếp là gì và luật đá phạt trực tiếp của FIFA như thế nào? Những thông tin mà Ibongda.TV cung cấp trong bài viết sau đây sẽ phần nào giúp cho người hâm mộ bóng đá hiểu rõ hơn về những tình huống đá phạt trực tuyến.

Đá phạt trực tiếp là gì?

Đá phạt trực tiếp chính là một tình huống cố định xảy ra ở trong trận đấu khi có một cầu thủ của phe tấn công bị vi phạm một lỗi nặng bởi những cầu thủ ở hàng phòng ngự của đối phương ở bên ngoài vòng cấm. Những quả đá phạt trực tiếp sẽ được công nhận bàn thắng trong trường hợp bóng không chạm chân bất kỳ cầu thủ nào trước khi vào cầu môn.

Những cầu thủ thuộc phe tấn công luôn cố gắng tìm mọi cách có thể để khiến cho hàng phòng ngự của đối phương vi phạm lỗi với mình ở trong khu vực cấm địa để có thể nhận được 1 quả đá phạt trực tiếp. Những quả đá phạt trực tiếp chính là một cơ hội ghi bàn rất lớn.

Luật đá phạt trực tiếp của Liên đoàn bóng đá thế giới

Điểm thực hiện quả đá phạt trực tiếp chính là vị trí mà cầu thủ của đội tấn công bị phạm lỗi. Để ngăn chặn bàn thắng từ những quả đá phạt trực tiếp, các cầu thủ phòng ngự sẽ lập một hàng rào chắn, các cầu thủ của hàng rào sẽ do thủ môn lựa chọn. Hàng rào sẽ cần phải có khoảng cách với vị trí đặt bóng ít nhất là 9.15m tính tới thời điểm bóng sống. Thời gian lập hàng rào sẽ phụ thuộc vào từng mức độ nguy hiểm của từng điểm thực hiện cú đá phạt trực tiếp.

Trong trường hợp quả sút phạt quá gần vòng cấm thì trọng tài sẽ cần phải có thêm thời gian để ổn định lại hàng rào. Thủ môn của đội phòng ngự sẽ có thể kiến nghị với trọng tài nếu như thời gian lập hàng rào chắn quá ít. Nếu như có cầu thủ cố tình trì hoãn hoặc ngăn cản tình huống thực hiện quả đá phạt trực tiếp sẽ có thể bị xử lý tùy theo từng mức độ cụ thể.

Nếu như vị trí thực hiện cú đá phạt trực tiếp ở quá gần khu vực cấm 16.50 thì hàng rào sẽ không cần phải cần phải cách chính xác vị trí đặt bóng khoảng cách là 9m15 mà chỉ cần khoảng cách tối thiểu bằng ⅓ khoảng cách từ điểm đặt bóng đến cầu môn.

Cầu thủ thực hiện cú sút phạt trực tiếp sẽ thực hiện cú sút phạt ngay sau khi được trọng tài cho phép nếu như không có một cầu thủ nào của đội đối phương đứng ở trong phạm vi 3m tính từ điểm đặt bóng để thực hiện cú đá phạt.

Ngay sau khi cầu thủ thực hiện cú sút thì bóng sẽ chuyển từ trạng thái bóng chế sang bóng sống. Nếu như bóng chạm vào tay của một cầu thủ ở hàng rào phòng ngự ở bên ngoài vòng cấm thì sẽ có một cú đá phạt được thực hiện lại ở ngay vị trí cầu thủ để chạm bóng vào tay. Nếu như cầu thủ để bóng chạm vào tay ở trong vòng cấm thì sẽ có một cú sút phạt đền được thực hiện.

Đá phạt trực tiếp có thể ghi được bàn thắng. Tuy nhiên, bóng cũng có thể sẽ chạm vào hàng rào chắn và đi hết đường biên ngang. Nếu như bóng bay hết đường biên ngang thì đội phòng thủ sẽ nhận được một cú sút phạt góc.

Đá phạt trực tiếp là gì? Luật đá phạt trực tiếp của FIFA

Các thực hiện đá phạt đền trực tiếp

Với một quả đá phạt trực tiếp, các cầu thủ sẽ thường thực hiện theo 3 cách sau đây:

  • Cách thứ nhất: Sút bóng mạnh hết sức có thể bằng mu bàn chân. Có thể sút bóng trực tiếp ở vị trí đặt bóng hoặc cũng có thể đẩy bóng ra xa người để thực hiện cú sút.
  • Cách thứ 2: Các cầu thủ sẽ sút bóng bằng lòng phía trong của bàn chân, đưa bóng đi lệch hướng để đánh lừa thủ môn cùng với hậu vệ của đội đối phương. Đây chính là kiểu sút thường các siêu sao bóng đá như: Xabi Alonso, Xavi Hernandez, David Beckham, Lionel Messi… sử dụng trong những lần sút phạt trực tiếp.
  • Cách thứ 3: Cách thực hiện sút phạt trực tiếp thứ 3 chính là cách khó thực hiện nhất. Các cầu thủ sẽ tiến hành thực hiện một cú sút rất nhẹ nhưng có độ xoáy cao. Thủ môn của đội đối phương sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải đối đầu với cách thực hiện cú sút như thế này.

Thủ môn của đội phòng ngự sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải đối đầu với một cú sút phạt trực tiếp và đội tấn công cũng có cơ hội ghi được bàn thắng rất lớn. Chính vì thế, các cầu thủ của đội phòng ngự luôn cố gắng hạn chế tối đã những vi phạm lỗi nghiêm trọng với các cầu thủ của đội tấn công ở gần khu vực 16m50.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp lại và cung cấp cho bạn đọc giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về những cú đá phạt trực tiếp cùng với luật đá phạt trực tiếp của Liên đoàn bóng đá thế giới và những cách đá phạt trực tiếp phổ biến nhất hiện nay. Chúc các bạn sẽ có những giây phút thư giãn nhất cùng với đội bóng yêu thích của mình.

 

 

 

 

Rate this post

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *