Doping là gì? Những vụ bê bối liên quan đến doping ở Việt Nam
Khái niệm doping rất quen thuộc và gần gũi trong thi đấu thể thao. Hãy tìm hiểu chi tiết doping là gì, chất này có tác dụng gì với cơ thể con người và tại sao lại bị cấm?
Contents
Doping là gì?
Doping là tên gọi chung của các chất kích thích bị cấm trong thi đấu thể thao. Doping có 3 dạng thông dụng là: Doping máu: ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) có tác dụng tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu. Doping cơ có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormone. Doping thần kinh có tác dụng ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh.
Một số chất doping phổ biến như: Chất kích thích (bromanta, caffein..); chất giảm đau gây nghiện như morphin, methadone…; chất tăng đồng hóa, chất lợi tiểu…
Tại sao sử dụng Doping bị coi là gian lận
Chất doping bị nghiêm cấm đặc biệt là trong hoạt động thi đấu thể thao.. Nguyên nhân là do khi sử dụng doping, chất này có tác dụng làm tăng tốc độ tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó tăng khả năng tập trung, thể lực của người dùng.
Thực tế, sử dụng doping chính là một biện pháp tinh vi làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Tế bào hồng cầu chứa ôxi đưa vào máu, giúp con người hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn, tăng sức chịu đựng.
Người sử dụng doping có khả năng hoạt động nặng liên tục mà không biết mệt mỏi. Các vận động viên nếu sử dụng doping cũng làm tăng sức mạnh thể chất phi thường. Do đó, doping nếu được sử dụng sẽ làm mất tính công bằng trong thi đấu thể thao. Đặc biệt, chất này có gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng lâu dài cho con người.
Tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng doping
Hội chứng run rẩy
Bản chất của doping là một chất kích thích, nó tác động tới mạch máu và hệ thần kinh trung ương của con người. Bên cạnh tác tác dụng chính là tăng cường thể lực và sự tập trung, một số nghiên cứu chỉ ra doping có thể gây ra hội chứng run rẩy tay chân, hay hồi hộp, suy nghĩ nhiều dẫn tới thiếu ngủ và suy nhược thần kinh.
Sốt, mẩn ngứa, nhiễm khuẩn
Cơ chế tăng cường ôxi trong máu của các chất ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin) chính là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ. Trước hết, việc tăng cường lưu thông máu đột ngột có thể gây ra tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Mặt khác, người sử dụng phương pháp doping máu rất dễ mắc chứng tán huyết biểu hiện là sốt, mẩn đỏ và ngứa. Nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, hen suyễn hay thậm chí là nhiễm HIV.
Gây yếu cơ
Để tăng sức bền và sức mạnh cho cơ bắp, doping có tác dụng đẩy mạnh sản sinh hormone trong cơ thể. Việc tăng cường nội tiết trong cơ bắp lâu dần sẽ làm yếu các cơ, các đầu ngón chân, ngón tay phình to và dẫn tới một số bệnh khác.
Biến đổi giới tính
Vận động viên nữ lạm dụng doping có khả năng bị biến đổi giới tính theo xu hướng nam hóa. Sử dụng doping tăng đồng hóa chính là tăng cường nội tiết tố nam testosterone trong cơ thể. Biểu hiện của các vận động viên nữ là giọng nói trầm hơn, cơ thể mọc lông, lọc râu nhiều hơn và rối loạn kinh nguyệt…
Vận động viên nam sử dụng doping có nguy cơ cao bị giảm tinh trùng, teo tinh hoàn và liệt dương.
Suy tim suy thận
Sử dụng doping còn gây ra tình trạng tích giữ muối trong cơ thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, thận… Những người này dễ bị suy thận, suy gan, gan huyết ứ hoặc ung thư gan.
Biện pháp phát hiện doping trong cơ thể
Dù có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nhưng vì sức ép thành tích quá lớn mà các vận động viên trên thế giới vẫn bất chấp sử dụng doping.
Việc sử dụng doping là một hình thức gian lận hết sức tinh vi nhưng không phải là không có vạch trần. Dù vậy, các phương pháp kiểm tra doping trong máu hết sức phức tạp. Mỗi loại thuốc doping đòi hỏi phải có phương pháp xét nghiệm khác nhau.
Đáng nói là hiện nay trên thế giới xuất hiện nhiều loại doping mới rất khó bị phát hiện. Những chất mới này có khả năng đánh lừa các bài xét nghiệm máu thông thường.
Do đó, các trung tâm y tế hay phòng xét nghiệm buộc phải lưu trữ mẫu máu gốc của vận động viên. Mẫu máu này được dùng để so sánh với mẫu máu khi thử doping. Phương pháp xét nghiệm lại này sẽ phát hiện những bất thường trong máu và có thể tìm ra loại thuốc mới.
Một phương pháp mới được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu từ năm 2016 là lấy tế bào có thụ cảm và đánh dấu hiệu đặc biệt cho chúng trong phòng thí nghiệm. Bài xét nghiệm này có khả năng phát hiện các chất kích thích trong nhóm androgenic steroid. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được phổ biến rộng rãi.
Có thể thấy rõ việc sử dụng doping là hình thức tinh vi như thế nào. Giới thể thao vẫn phải đau đầu tìm cách vạch trần thủ đoạn này.
Vận động viên Việt Nam nào từng dính đến doping
Không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam cũng từng phát hiện nhiều vận động viên có dính đến doping.
Hoàng Anh Tuấn
Tay cử Hoàng Anh Tuấn là người từng giành huy chương bạc Olympic 2008. Trong thời gian chuẩn bị cho ASIAD 2010, Anh Tuấn vô tình sử dụng một loại đồ uống của Trung Quốc. Sau đó, kết luận kiểm tra anh dương tính với chất Oxilofrine. Chất này bị Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF) liệt vào danh mục cấm.
Nguyễn Mỹ Linh
Tay cử Nguyễn Mỹ Linh từng giúp Việt Nam giành ngôi vô địch Giải cử tạ châu Á 2005, 2006. Khoảng tháng 6/2008, trước thềm Giải vô địch thể hình châu Á tại Hong Kong, Mỹ Linh bị phát hiện dương tính với chất Frusemide. Sau đó, Linh bị cấm thi đấu 2 năm và nộp phạt 2000 USD.
Đỗ Thị Ngân Thương
Sau khi thi đấu không thành công ở Olympic 2008 kết quả kiểm tra doping của Ủy ban Olympic quốc tế cho thấy Ngân Thương dương tính với furosemide. Đây là một chất lợi tiểu có tác dụng khiến cơ thể không tích nước, giảm cân bị xếp vào danh mục cấm.
Đây là trường hợp đáng tiếc của thể thao Việt Nam. Ngân Thương là vận động viên thể dục dụng cụ đầu tiên của Việt Nam bị trục xuất khỏi một kỳ Olympic vì có liên quan đến doping